Một số lỗi nhà thiết kế đồ họa – Designer cần lưu ý
Bạn là người mới thiết kế do đó chưa có nhiều kinh nghiệm. Bạn cần một bài viết tin cậy về Một số lỗi nhà thiết kế đồ họa – Designer cần lưu ý. Dưới đây là những chia sẻ do In Tân Nhật minh đúc kết được trong quá trình hình thành và phát triển mong rằng sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho bạn.
1. Lỗi chính tả
Phải kể đến đầu tiên là lỗi chính tả, bởi hầu hết tất cả chúng ta đều có thể bị sai lỗi chính tả như nhầm dấu hay viết sai giữa “tr-ch”, “r-d-gi”, “s-x”.
Một số quy tắc chính tả:
Ch/tr:
Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm như oa, oă, oe, uê. Do đó nếu gặp các vần này, ta dùng ch. Ví dụ: sáng choang, áo choàng, chích chòe, loắt choắt, chuệch choạc, chuếnh choáng…
Các từ chỉ vật dụng quen thuộc hoặc các mối quan hệ trong gia đình, từ mang nghĩa phủ định cũng thường có âm đầu là ch.
Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Ví dụ: trịnh trọng, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lưu…
R/d/gi:
Chữ r và gi không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi. Ví dụ: dọa nạt, kinh doanh, duy trì, hậu duệ…
Trong các từ Hán Việt:
+ Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d.
Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kì diệu…
+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết gi.
Ví dụ: giải thích, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác…
+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần có âm đầu a và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a.
Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương, do thám, dương liễu, dư dật, ung dung…
Tuy nhiên lỗi này khó có thể nhận thấy cho đến khi thiết kế được in ra thành phẩm. Khi gặp phải lỗi này cách khắc phục tốt nhất là sửa lại bản thiết kế và in lại trang lỗi. Nhưng rất mất thời gian và tiền bạc do đó các thiết kế cần phải kiểm tra lại lỗi chính tả một cách kỹ lưỡng.
2. Mẫu thiết kế tràn lề
Khi thiết kế xong bạn không tràn lề thiết kế của mình khi mang qua nhà in bạn sẽ gặp một số rắc rối về cơ bản. Tràn lề thiết kế của mình có nghĩa là mở rộng phạm vi trên bản thiết kế ra, điều này rất cần thiết vì dao cắt không bao giờ chính xác 100% nên việc tràn lề để tránh trường hợp đi lộ trắng, thông thường mẫu thiết kế sẽ tràn lề mỗi bên “2mm”.
Ví dụ: thiết kế trên giấy A4 bạn phải tràn lề “214mm x 310mm” thì khi thành phẩm nó sẽ đúng với kích thước A4
3. Để lề mẫu thiết kế
Trong thiết kế ngoài việc tràn lề ra thì trong phạm vi giấy thiết kế còn phải chừa lề. Với hình ảnh thì không sao, nhưng với chữ thì thường phải có khoảng cách chừa lề là “5mm”. Khi bạn chừa lề cho test như vậy sẽ tránh trường hợp khi cắt sẽ bị mất chữ.
4. Hình ảnh để ở CMYK.
Nếu bạn không biết sự khách nhau của RGB và CMYK thì bạn nên tìm hiểu về nó, ở đây ngắn gọn thì CMYK dành cho in ấn, còn RGB dung hiển thi trên màn hình. Bạn phải đảm bảo khi xuất file in luôn là CMYK vì nếu là RGB thì bạn sẽ có một bài học đắt giá.
5. Mẫu chưa chốt không nên convert font.
Nếu bạn thiết kế trên indesign thì phần mềm sẽ đóng gói font không cần phải convert font, còn làm việc trong Ai bạn nên lưu ra một bản khác rồi hãy convert tiếp tục làm, cho tới khi nào quá trình làm việc hoàn tất.
6.Độ phân giải hình ảnh.
Độ phân giải của hình ảnh rất quan trong với in ấn, trong in ấn độ phân giải bình thường là “300dpi”, tuy vậy không phải lúc nào xuất file cung là “300dpi” cái này tùy thuộc vào hình bạn thiết kế, kích thước của tấm hình, một sai lầm khác là lấy hình có chất lượng thấp trên internet để chỉnh sửa
7. Sử dụng định dạng cho hình ảnh in
Cũng giống như Video, hình ảnh cũng có rất nhiều định dạng khác nhau và phổ biến nhất mà chúng ta vẫn hay gặp đó là các định dạng như *.JPG, *.PNG, *.GIF, *.TIFF và *.BMP. Những định dạng hình ảnh này lại có các thuộc tính khác nhau và được tạo ra để sử dụng vào những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, TIFF sử dụng tốt nhất cho: Hình ảnh in ấn, hình ảnh đang được chỉnh sửa và cần phải có các layer, hình ảnh kỹ thuât số chất lượng cao. Hoặc bạn có thể sử dụng file BMP cũng rất tốt khi sử dụng cho hình ảnh được mang đi in ấn, hình ảnh đang được chỉnh sửa và cần phải có các layer, nếu như bạn cần giữ lại các layer và các kênh alpha trong suốt.
8. Không Flatten các Layers.
Trường hợp bên khác đưa file qua để mình làm file xuất phim bạn cần kiểm tra kỹ file tránh trường hợp một số thứ không để ý bị clipping mask, và cũng lưu ý khi mang file đi xuất film bạn không nên để nhiều layer, như hình bạn chọn menu của layer rồi nhấn Flatten Artwork.
Lưu ý: Bạn hãy lưu một file ra rồi sau đó mới Flatten file đó.
9. Khóa các Layer trước khi kiểm tra và Flatten file
Hầu hết các bạn mới vào làm thường hay quên khóa các layer để đảm bảo khi bạn kiểm tra file không có gì bị thay đổi. Bạn nên tập làm việc với các layer và khóa layer
10. Nhúng Font chữ vào file PDF
Khi bạn đưa mẫu file PDF, nhưng lại quên nhúng font chữ vào file thì sẽ bị tình trạng lỗi font.
Cách nhúng font: chọn lưu dưới dạng *.PDF >> ở bảng thông báo chọn advanced, có khung font trong mặc định font đã được nhúng hết toàn bộ như hình trên.
11. In Proof trước
Bạn nên in test một bản proof để kiểm duyệt, vì rất có thể máy bạn sai màu. Để giảm chi phí bạn có thể kiểm tra trên máy MAC, màn hình MAC hiện màu chuẩn.
Để trở thành một người thiết kế tốt hơn bạn nên không ngừng học hỏi về thiết kế và thực hành các kỹ năng một cách thường xuyên.
Chúc các bạn sớm trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.